Đêm đêm mẹ đốt cây hương ngát / Mẹ khấn đôi lời con có nghe / Vì nước bỏ mình là bất tử / Xưa nay chinh chiến mấy ai về.
Thật vô cùng thiếu sót khi Quân Sử Không Lực VNCH đả quên đi thời kỳ phôi thai (1961-1964) nhưng kiêu hùng của một “Phi-đội Gián-điệp Biệt-kích” ưu-tú, (Seals Project Delta Force-1961) xuất sắc do CIA đích thân tuyển lựa, trắc nghiệm để chính thức chỉ huy điều hành, được gọi là “CAS Delta Flight Group” của “Sở Khai Thác Địa Hình” (Combined Area Studies) hay là “Phi đội Ong-Chúa-Cái”; nhưng VNAF vì lý-do gì lại đặt tên là “Ong Chúa Ðực” Người Mỹ tôn trọng danh ngôn VNAF như dân bản xứ Da Đỏ dùng từ Chinook, Woodoo, Apache …nên không ý kiến, về sau có thể đặt tên phi cơ "Nuocmam" cho mọi Da Vàng....nếu mình ngoan cố! Thế nên có người “tức khí” mới xuất hiện cải chính vì “Cha nó lú có Chú nó khôn”
(Chiến hửu đã xem qua sinh-hoạt cũa các PHÐ Queenbee, bây giờ tới hoạt động dưới đất của Toán trưởng Strata do trung úy Cao Ngọc Huấn chỉ huy 1961. Năm ấy làm gì có Phi đoàn 219 sanh ra...phải không các chiến hửu!?!?!? Nên ai có ý-kiến, ý-cò coi như trớt huớt????? Vì họ là niên trưởng sanh sau đẻ muộn không được đào luyện như Nguyễn Huy Ánh, Phạm Ngọc Sang, Nguyễn Văn Bá, Trần Minh Thiện, Trương Văn Vinh, Nguyễn Minh Vui… xuất thân từ Trường Stead AFB, Nevada, USA, có phải không chiến hủu...?thì làm gì có tư cách bàn luận ! Thôi thì chuyện ngày xưa xin gởi theo án mây dần trôi …)
Vừa rồi HQPD có bài tựa đề: “K.Đ. Trực Thăng/SĐ 1 Dù HK” của tác giả Dnchau post: Trận Tchépone Hạ Lào 1971 cũng không nói tí gì về VNAF tham dự Trận Lam Sơn 719, và nhứt là bài đặt hàng tiếng Anh dành cho tướng Nguyễn Duy Hinh viết cả trăm trang để lưu trử hồ sơ tại Ty Văn Khố quốc gia Hoa Kỳ (National Archives Military Records) cũng tuyệt đối theo lịnh Secret Society là không đá động tí gì đến VNAF … Nhưng khôi hài thay vì sự thật là sự thật, nên lại phải phơi bày danh sách trên tấm bản đồng của “Bảo Tàng Viện Báo Chí” tại thủ đô Hoa Thạnh Đốn có tên phi hành đoàn Tạ-Hoà/213 hy sinh tại Hạ Lào 1971, và tại nghĩa trang Arlington có tên PHD/Queenbee/PHAN THẾ LONG. Tất cả 2 phi đoàn nầy được vinh danh thay cho QLVNCH nói chung và nói riêng là binh chủng KQVN mà tác giả chỉ hưởng SÁI mà thôi, nhưng cũng okay … có phải vậy không các chiến hửu? Mà là thuộc đơn vị chiến đấu của “Liên Đoàn 51 Tác Chiến” do tác giả là Đơn Vị Trưởng chỉ huy gồm có 3 phi đoàn 213 và 219 và 233 vào năm 1971 ấy phải không!?!?!? Hay chắc tại vì HÊN cũng không sao! Để thoả mản cho những ai duy trì nền văn hoá: “Thích chỉ trích cữ khuyến khích”
*-Dưới đây phải nói đến chiến tích 3 anh hùng Queenbee, Nguyễn Minh Vui, Châu Lương Cang và Nguyễn Văn Mai:
Trại LLDB Pleime (A-255)
Trại Lực Lượng Đặc Biệt Pleime nằm tại tọa độ ZA163049, cách thành phố Pleiku 40 dặm về hướng nam, do toán A-255 LLĐB Hoa Kỳ và LLĐB/VN chỉ huy. Nơi đây quân LLĐB Mỹ đã có 4 thương binh đang chờ đợi trực thăng từ Căn cứ Holloway, Pleiku đến rescue cả tuần nay rồi, nhưng tất cả đều bị bắn rơi xung quanh trại và đang chờ phép lạ từ Queenbee-Flight-Group. Ngoài ra xung quanh trại xác phi cơ F-100 và F-105 USAF, không kể trực thăng đủ loại rớt rãi rác vì phòng không 14, 5 ly, tối tân của LX đã dễ vận hành trong khi di động và lợi thế nhứt là đặt trên thiết vận xa PT-76.
Phép lạ sẽ phải đến bởi Queenbee-2, Đại úy Nguyễn Minh Vui “ra chiêu” cứu 4 người bạn Mỹ Green Berets đang bị trọng thương chờ cấp cứu khẩn cấp.
Một hộp đoàn UH-1 Mỹ bay cao để đánh lạc hướng sự chú ý của trung đoàn ưu tú thép 32/320 phối hợp xa luân chiến với trung đoàn 33 thay phiên xung kích vây hảm.
Trong khi từ hướng đối nghịch Queenbee-2 bất thần xuất hiện trên vòm trời Trại Pleime, Queenbee-2 tắt máy chiếc H-34 autorotation theo phương thức chiếc lá vàng rơi theo chiều gió lóc. Thế là đủ loại súng của trung đoàn 32/320 chĩa vào một chiếc H-34 đơn côi.
Thính lình 1 viên đạn phòng không 14.5 ly trúng ngay vào đầu người lính Green Beret đang mang theo một loại máy điện tữ tối tân để tiêu diệt tứng cá nhân một trong tầm ngấm khá chính xác do sức nóng động vật 37 độ phát ra thu hút mọi loại đạn. Ngay sau đó nhờ qua chiếc máy mắt thần điện tử nầy đã tiêu diệt mọi hoạt động đe doạ toả ra nhiệt lượng 37 độ chung quanh trại.
Ngay tức khắt, Trại Pleime trở nên yên tịnh sau đó một cách đánh đổi không ai ngờ.
Queenbee-2 chuyễn tải về 4 Green Berets trọng thương cùng xác chết của 1 Green Beret đã nằm sẳn trên sàn phi cơ vừa bị trúng đạn khi xuống, với sự leo lên của thiếu tá Phạm-duy-Tất/LLDB/VN về căn cứ Holloway, Pleiku.
Phi vụ rescue hoàn thành mỹ mản vào 5 giờ chiều hôm ấy. Đại úy Queenbee-2 Nguyễn Minh Vui được nguyên cả Trại Holloway bồng cỏng lên vai, hoan hô đi xung quanh trước sân Trại.
Vài ngày sau vị Tổng tư lệnh tối cao của quân lực Hoa Kỳ, TT London Johnson ra lịnh tướng 3 sao Tư Lịnh Phó Đệ-7 Hạm đội bay vào gắn Silver Star cho PHĐ Queenbee-2.
Điều đặc biệt chiếc máy điện tử tối tân nầy mới đem vào đã được trắc nghiệm tại Trại Pleime và cũng đã cứu căn cứ Khe Sanh bị bao vây vào năm 1968 trong vài năm sau nầy khi bị 30.000 quân BV vây hảm toan nuốt chửng nguyên 1 Lữ đoàn TQLC Mỹ cùng 1 tiểu đoàn BĐQ/Quân khu-1 bảo vệ vòng đai.
Trong Trại LLĐB/Pleime có ba đại đội Dân Sự Chiến Đấu, mỗi đại đội quân số khoảng 100 người. Trại LLĐB này nằm trong mục tiêu, mà bộ tư lệnh Mặt Trận B3 (cao nguyên, tây nguyên) Bắc Việt thấy cần phải được thanh toán ngay yết hầu chận cổ. Bộ tư lệnh Mặt Trận B3 lúc đó (năm 1965) có sư đoàn thép 320, và hai trung đoàn độc lập 33 và 66. Tất cả đều là đơn vị chính quy từ miền bắc vào có trang bị vũ khí tối tân nhứt, gồm súng phòng không nhẹ, tối tân 14, 5 của LX.
Đây là một chiến dịch tấn công lớn trong năm 1965 của quân đội Bắc Việt trên vùng cao nguyên miền nam Việt Nam, chia ra làm ba giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, bộ tư lệnh Mặt Trận B3 xử dụng trung đoàn 33 tấn công trại LLĐB Pleime. Giai đoạn hai, dự trù xử dụng trung đoàn 32/320 sư đoàn thép, phục kích, tiêu diệt các đơn vị VNCH, Đồng Minh lên tiếp viện, giải tỏa áp lực cho trại LLĐB Pleime. Chiến thuật “Công Đồn, Đả Viện”, địch quân thường xử dụng và rất thành công trong những trận đánh với quân đội Pháp trước đây. Lần này bộ tư lệnh Mặt Trận B3 cũng tin (chắc) rằng phe Đồng Minh sẽ đưa quân lên tiếp viện cho Pleime. Sau khi “dứt điểm” trại LLĐB Pleime, quân đội Bắc Việt sẽ chuẩn bị cho trận đánh lớn trong thung lũng Ia Drang trong giai đoạn ba của chiến dịch mà soạn giả Harriman (ẩn dật trong ngôi vị số 3 của Bộ Ngoại Giao nhưng điều động thi hành toàn bộ chính sách cuộc chiến VN) muốn quân đội Mỹ phải được huấn luyện bằng sắt máu với mật trận thật và quân BV được đưa vào ống kính của Harriman thay vì tập trận tại Mỹ bị gạch phấn trắng (muốn ám chỉ thua trận là chết để về nhà hưởng weekend với gia đình:” người công nhân muốn có dollar phải đổ mồ hôi sôi nước mắt; còn quân nhân phải hy sinh chút máu xương để lãnh dollar chớ ! Theo tầm nhìn của Harriman, và chính ông thủy tổ cũa sáng kiến sanh ra chiếc áo Vest phải dáng ở 2 cùi chỏ thêm 2 miếng vải dầy để chóng cạ mòn cho đổ hao để tiết kiệm xài lâu chớ không phải bần tiện)
Trận tấn công trại LLĐB Pleime bắt đầu lúc 11:00 giờ sáng ngày 19/10/1965. Địch quân mở màn trận tấn công bằng những đợt pháo kích súng cối 120 ly tối tân của LX bắn tung vun vải nhiều mảnh đạn mà cũng là khắt tinh cho trực thăng khi đổ quân, còn đại pháo 152 ly nổ chậm sẽ tiêu diệt các đại pháo của Mỹ vào các căn cứ hoả lực cố định trên ốc đảo. Tiếp theo là những đợt tấn công bằng bộ binh, và đơn vị đặc công, cắt hàng rào kẽm gai vào được tuyến phòng thủ hướng nam của trại LLĐB hình tam giác. Lính Bắc Việt xử dụng đại bác không giật 57 ly bắn rất chính xác vào trong căn cứ, tiêu hủy hai trong số ba pháo đài chính đặt ngay góc của hình trại tam giác.
Theo sự tính toán của cấp chỉ huy quân đội Bắc Việt, trong giai đoạn đầu, họ chỉ muốn bao vây, cô lập trại LLĐB Pleime, dụ cho quân đội VNCH và Đồng Minh đưa quân lên tiếp viện, trên tỉnh lộ 5 (đuờng đi đến trại LLĐB Pleime), phục kích, đánh tan trong giai đoạn 2. Họ không ngờ sức mạnh khủng khiếp của Không Lực Hoa Kỳ, các khu trục cơ A1-E của Sư đoàn-6/KQVN thả bom rất chính xác trên những vị trí tập trung quân đội Bắc Việt gây tổn thất nặng nề.
Các phi cơ vận tải AC-123 Provider thuộc phi đoàn 309 Cảm Tử đóng trong phi trường Biên Hòa bay bao vùng thả hỏa châu suốt đêm soi sáng chiến trường. Khi trời vừa sáng, một trực thăng thuộc phi đoàn Dustop 498 tản thương trong căn cứ Holloway bay vào trại LLĐB di tản thương binh. Viên phi công lái trực thăng tản thương là thiếu tá Louis Mizell, đã can đảm bay lên Pleime mặc dầu cấp chỉ huy không cho phép nhưng vì tự ái dân tộc kẻ cả. Dĩ nhiên là sau chuyến bay rescue của Queenbee-2 làm người Mỹ buộc phải tỏ thái độ vì Trại Pleime thuộc quyền trấn giữ của US Special Force do toán A-255 LLĐB Hoa Kỳ.
Sau khi bao vây, tấn công trại LLĐB Pleime mấy ngày, vẫn không “dứt điểm” căn cứ. Trung đoàn 33 Bắc Việt đã kiệt sức, hy vọng trung đoàn 32 sau khi đã đánh tan lực lượng tiếp viện sẽ đến tiếp tay. Bộ tư lệnh Quân Đoàn II VNCH đưa một đạo quân hỗn hợp gồm: Bộ Binh, Biệt Động Quân, Thiết Giáp tiến theo tỉnh lộ 5 vào giải vây trại LLĐB bị rơi vào ổ phục kích của trung đoàn 32 Bắc Việt. Tuy nhiên nhờ hỏa lực pháo binh dọn đường của sư đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ (1st Cav) và Không Quân sư đoàn 6 yểm trợ mạnh mẽ, bẻ gẫy cuộc phục kích.
Khi các đơn vị tiếp viện VNCH vào đến khu vực xung quanh trại LLĐB Pleime, trung đoàn 33 Bắc Việt phải rút lui. Trận Pleime được xem như chấm dứt.
Đến cuối tháng Mười, sư đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ mở cuộc hành quân “lùng và diệt” tàn quân thuộc hai trung đoàn 32, 33 Bắc Việt sau trận tấn công trại LLĐB Pleime không thành công. Lữ đoàn 1, sư đoàn Không Kỵ truy kích địch đến một khu vực rộng lớn nằm về hướng tây nam thành phố Pleiku, hướng tây trại LLĐB Pleime. Lữ đoàn này truy lùng trung đoàn 33 Bắc Việt đang lẩn trốn nơi phiá đông thung lũng Ia Drang.
Hai sự kiện quan trọng trong cuộc hành quân “lùng và diệt”, khám phá và “bắt sống” một bênh viện lớn tam biên của quân đội Bắc Việt, cùng với thương bệnh binh và rất nhiều vũ khí trong rừng sâu hôm 1/11/1965 và tịch thu rất nhiều tài liệu. Sự kiện thứ hai là phục kích trung đoàn 66 Bắc Việt, mới được đưa vào trận điạ, dọc theo giòng sông Ia Drang, nơi hướng tây thung lũng.
Đến ngày 10/11/1965, sư đoàn Không Kỵ Hoa Kỳ đưa lữ đoàn 3 vào thay cho lữ đoàn 1. Lữ đoàn này tiến quân hai bên đông và tây trại LLĐB Pleime, nhưng không chạm súng với địch. Đến xế chiều hôm thứ Bẩy ngày 13/11/1965, vị lữ đoàn trưởng lữ đoàn 3, đại tá Thomas Brown ra lệnh cho tiểu đoàn 1/7 dưới quyền trung tá Hal Moore đem tiểu đoàn vào thung lũng Ia Drang ngày 14/11/1965, với nhiệm vụ “Lùng và Diệt”.
Trung tá Moore được xử dụng 16 trực thăng chuyển quân, hai pháo đội (12 khẩu) đại bác 105 ly yểm trợ trực tiếp. Tin tình báo cho biết có ba tiểu đoàn Bắc Việt đang ở trong thung lũng.
Trung tá Moore ra lệnh cho sĩ quan tham mưu cùng năm đại đội trưởng chuẩn bị, nghiên cứu bản đồ hành quân, lập kế hoạch, nhận đồ trang bị tiếp liệu. Sáng sớm hôm sau, ông ta cùng sĩ quan hành quân bay thám sát, tìm bãi đáp trực thăng và sẽ ban lệnh hành quân cho cả tiểu đoàn.
Chuyến bay thám thính tiến hành như dự định, lúc 8:50 phút sáng, trung tá Moore ban lệnh hành quân, kế hoạch hành quân cùng với sự yểm trợ của pháo binh. Tất cả các đại đội sẽ được trực thăng đưa đến bãi đáp, đặt tên là X-ray, đủ rộng để cho khoảng tám đến mười trực thăng đáp cùng lúc. Bãi đáp X-ray cách điểm tập trung quân, xung quanh trại LLĐB Pleime 14. 3 dặm.
Trung tá tiểu đoàn trưởng 1/7 Moore sẽ bay trên trực thăng chỉ huy (C&C) cùng xuống với chuyến đổ quân đầu tiên, đại đội tấn công, sau khi pháo binh 106 ly, không pháo (pháo binh trên máy bay C-130 bắn tạc đạn không giựt xuống – Aerial Artillery) đã bắn “dọn đường”. Trên chiếc trực thăng chỉ huy (C&C), ngoài trung tá Moore tiểu đoàn trưởng, có thêm sĩ quan hành quân, sĩ quan điều không FAC, sĩ quan liên lạc pháo binh và sĩ quan liên lạc trực thăng.
Pháo binh 106 ly trên không C-130 bắt đầu bắn “dọn đường” lúc 10:17 phút, đợt trực thăng đầu tiên đổ quân xuống bãi đáp X-ray lúc 10:48 phút. Trong khu vực hành quân, trung tá Moore điều động các đại đội di chuyển trong tầm yểm trợ hỗ tương lẫn nhau. Điều ông ta lo ngại nhất là đại đội xuống đầu tiên (chủ lực để tấn công) sẽ đụng nặng, nơi bãi đáp trước khi phần còn lại của tiểu đoàn xuống tiếp cứu.
QUEENBEE-1